Trong ba tháng gần đây,Đuanhaubắttrendnhảmtrênmạngxãhộ11met có hơn 10 trend mới xuất hiện trên một nền tảng mạng xã hội video ngắn được người trẻ hưởng ứng như chụp ảnh cùng gánh hàng hoa trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội); ăn xôi cốm uống cà phê gần Nhà thờ lớn ở Hà Nội; xếp hàng mua bánh đồng xu phô mai; bánh custard; thưởng thức cà phê muối; trà chanh giã tay, mặc trang phục dân tộc biến hình theo lời bài hát; sử dụng đạp xe công cộng; hoặc đi săn mây. Chỉ vài tiếng sau khi hình thành trend, có hàng trăm người học theo và chia sẻ trải nghiệm tương tự.
Chính·tâm lý tò mò, sợ bỏ lỡ mọi hiện tượng, sự vật mới lạ, sợ bị bạn bè chế nhạo chậm nhịp thời đại, "tối cổ" khiến nhiều người trẻ vô thức chạy theo cái mới. Độc giả Mr Tài Chínhlý giải: "Thực ra, các bạn trẻ bắt trend là để quay video đăng lên mạng xã hội, mong muốn nhận nhiều lượt follow và tương tác hơn, nhưng họ hiểu sai bản chất của KOL và KOC. Những người nổi tiếng này phải tạo ra được bản sắc cá nhân thì mới duy trì được lượng tương tác thường xuyên và ổn định, chứ không phải hằng ngày đi bắt trend là có thể thành được KOL, KOC".
Lo ngại trước ảnh hưởng tiêu cực mà mạng xã hội mang lại khiến trào lưu bắt treng nở rộ, bạn đọc Ske Letonchia sẻ: "Đây là một tác dụng phụ không mong muốn của mạng xã hội. Nhiều người thấy bạn mình có ảnh check-in ở đâu đó là không chịu được, cũng phải lao tới xếp hàng để có ảnh đăng lên. Rất ít người quan tâm thực sự tới món ăn, đồ uống hay địa điểm đó thế nào".
>> Người đang hạnh phúc không cần chứng minh trên mạng xã hội
Nhấn mạnh những hệ lụy từ việc thiếu quản lý mạng xã hội tới tư tưởng và lối sống của người trẻ, độc giả Trandungbình luận: "Hiểm họa từ TikTok rõ ràng là rất lớn, nếu không được kiểm duyệt gắt gao, nó sẽ gây họa lớn cho xã hội. Theo tôi, một là cấm hẳn, hai là phải kiểm soát thật chặt các nội dung đăng tải, chứ tôi thấy TikTok có rất nhiều video xấu, nội dung bẩn, ảnh hưởng đến giới trẻ. Các bạn trẻ bây giờ lười học, chỉ suốt ngày lướt TikTok và 'đu' trend.
Chính thu nhập cao khiến nhiều TikToker bất chấp tất cả từ thuần phong mỹ tục đến pháp luật để làm những video không chuẩn, tiêu cực nhiều hơn tích cực. Đi học ngồi trong lớp, nhiều em cũng mở điện thoại để livestream. Phải có cơ chế đặc thù cho mạng xã hội chứ không thể buông lỏng quản lý như hiện nay".
Đồng quan điểm, bạn đọc Huylelongankết lại: "Có lẽ đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần bắt tay chấn chỉnh các trào lưu trên mạng xã hội. Chúng phải hướng tới những thứ tốt đẹp, tích cực, ích nước lợi nhà. Còn những trào lưu nhảm nhí, đọc hại nên bị dẹp bỏ".
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.